1. Đặt vấn đề
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan, mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cácăngành nghề liên quan khácănhư giao thông, nước uống, giải trí, thương mại. Du lịch ngày nay đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch có đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng GDP của đất nước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế đất nước. Vì thế, Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ban hành ngày 16-1-2017 đã chỉ đạo phải “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đây là “định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước” trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan thúc đẩy cácănước vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và vừa phụ thuộc lẫn nhau, Việt Nam cũng trở thành quốc gia, điểm đến, thị trường có lợi thế nhất định. Năm 2018, du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đón gần 15,5 triệu khách du lịch quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620 nghìn tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đón trên 8,4 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đón 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp hơn 10% GDP vào năm 2020. Đây được xem là một bước tiến mới, khẳng định vị trí trụ cột kinh tế của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn ngọc Thiện, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) được dự báo sẽ tạo nên những thay đổi lớn đối với thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng. Vấn đề cấp bách hiện nay là ngành du lịch phải làm thế nào đ tận dụng một cách tốt nhất những lợi thế của sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để vừa phát triển du lịch bền vững vừa đảm bảo về phát triển kinh tế, Văn hóa - xã hội và giữ gìn vệ sinh môi trường.
2. Nội dung
2.1. Khái quát về Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, CMCN 4.0 được hiểu giản đơn như sau: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. CMCN 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bướcănhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, cá vật liệu mới (graphene, skyrmions...) và công nghệ nano. CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức. Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu như sau:
- Thay đổi quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất;
- Gia tăng cảm biến và các giải pháp kết nối thế giới;
- Đưa công nghệ thông tin từ vị trí ứng dụng lên vị trí điều khiển, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể;
- Phân hóa thị trường lao động dẫn tới sự thay đổi kết cấu xã hội.
Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại cácănước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt về đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh... Đối với kinh tế là những thay đổi về tăng trưởng, việc làm và bản chất công việc. Đối với doanh nghiệp, kinh doanh là kỳ vọng của người tiêu dùng, dữ liệu, thông tin sản phẩm, hợp tác và mô hình hoạt động mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh.
2.2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Cuộc CMCN 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề của Việt Nam, trong đó du lịch chính là một trong những ngành có sự thay đổi mạnh mẽ. Du lịch Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức và cơ hội do CMCN 4.0 tác động tới, khi các sản phẩm, dịch vụ được tăng cường với khả năng làm tăng giá trị. Trướcănhững thách thức và cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Trong đó nêu rõ: “Tất cả các cơ quan trung ương, địa phương cần rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và cácănhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển. Đặc biệt, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh”. CMCN 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cácănước đang phát triển nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách. Sự kết nối giữa mọi người, mọi tổ chức không còn khoảng cách, thời gian diễn ra sự kiện đồng thời. Hợp tác phát triển sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Nguồn khách nối Tour tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực và khả năng kết nối du khách. Việc phát triển Internet kết nối vạn vật làm xóa nhòa không gian và thời gian, tạo nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới, các dịch vụ du lịch được cung ứng nhanh chóng và linh hoạt hơn, thông tin và dữ liệu được cập nhật liên tục và rộng rãi. Intenet đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối tour, tuyến điểm, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh du lịch, biến du lịch trở thành mộtăngành công nghiệp có guồng máy hoạt động không ngừng nghỉ, chạy hết công suất. Đây chính là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch ở mọi người dân, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch. Bên cạnh đó, với cách mạng 4.0 đã phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng viber hay dùng các phần mềm khác như zalo... cho phép tương tác gần như tức thì, không có chậm trễ ngay cả khi ở nướcăngoài. Nên khi đi du lịch ở nướcăngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, giải quyết công việc. Thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, trong đó có kinh doanh du lịch hiện đang là xu thế thời đại. Công nghiệp 4.0 giúp cho cácănhà kinh doanh du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí ít nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất. Nếu như trước kia, để quảng bá, phát triển điểm đến, người ta phải mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch... thì nay thông qua ứng dụng các Website thông minh (như Web30s, Smart Live Chart, Smart Marketing Tool) và tổng đài ảo (tất cả các phầnămềm này đều chạy trên môi trường điện toán đám mây). Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá, thậm chí giảm giá cực sốc các dịch vụ du lịch. Với việc ra đời của công nghệ thực tế ảo, các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội quảng bá sâu rộng hơn những điểm đến du lịch. Công nghệ thực tế ảo được tích hợp hình ảnh 360 độ và âm thanh sinh động sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tại chỗ vô cùng mới lạ. Nhờ vào CMCN 4.0, việc sử dụng hình ảnh, các thước phim 3D, 4D tái dựng lại các sự kiện, di tích lịch sử, Văn hóa, các di sản thiên nhiên và đưa lên các internet hoặc trình chiếu tại các điểm du lịch sẽ giúp cho tất cả mọi người trên khắp thế giới (trong đó có các du khách) dễ dàng khám phá, hiểu hơn, yêu hơn và thích thú tìm hiểu tài nguyên du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Đây cũng là một trong những phương pháp kích cầu du lịch hiệu quả. Công nghệ 4.0 đang làm thay đổi tính tương tác giữa khách hàng với các doanh nghiệp du lịch. Nếu như trước đây, các công ty phải rất thủ công trong vấn đề quảng bá các tour cũng như xin ý kiến phản hồi của khách hàng thì giờ, mọi thứ đều được thực hiện trên Internet. Khách hàng hoàn toàn có thể tự check in, check out, thanh toán tự động... Phản hồi của khách hàng cũng sẽ được tiếp nhận và xử lý trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Chỉ với một cú kích chuột hay thao tác quét mã đơn giản trên ứng dụng di động, người dùng có thể chủ động thiết kế tour cho chính mình hoặc dễ dàng kết nối với các công ty lữ hành du lịch. Nhờ vậy, sự cảm nhận và hài lòng của du khách sẽ tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy công nghiệp 4.0 không chỉ làm giảm giá thành mà còn làm tăng chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong vòng 10 năm trở lại đây, kinh doanh khách sạn, địa điểm nghỉ dưỡng trở thành ngành vô cùng phát triển với những xu hướng kinh doanh khácănhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, để đạt được doanh thu, các chủ đầu tư luôn luôn cố gắng bắt kịp xu thế, tập trung nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng. Nhất là trong thời đại công nghệ như hiện nay, ứng dụng các giải pháp công nghệ trở thành “chìa khóa” giúp đổi mới trải nghiệm khách hàng, mở ra cánh cửa thành công cho các chủ đầu tư. Chính cánh cửa này đã dần thu hẹp ranh giới giữa mô hình cho thuê khách sạn truyền thống và mô hình cho thuê toàn bộ, hoặc một phần căn hộ của mình (homestay). Airbnb chính là cái tên tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực cho thuê căn hộ, nơi du khách có thể thuê được từ những căn phòng hạng sang cho đến một căn phòng nhỏ ấm cúng trong ngôi nhà của chính người dân bản địa. CMCN 4.0 yêu cầu nhân lực có trình độ cao. Những nhân lực trình độ thấp dần dần được thay thế bởi máy móc, tự động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và phân hóa cao. Tự động hóa ảnh hưởng đến công việc Văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và ngành hỗ trợ. Để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, không chỉ đòi hỏi sự vận động, nhạy bén của các đơn vị kinh doanh du lịch, ngay các cơ sở đào tạo cũng phải có những bước đổi mới phù hợp trong việc xây dựng lại chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ mới, gắn đào tạo với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội. Ngày nay, CNTT đang ngày càng ngấm sâu vào cácăngành kinh tế, th hiện bằng Cách mạng 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ dẫn đến việc phát triển du lịch thông minh, giúp tiết kiệm về nhân công, giảm giá thành. Ngành Du lịch sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao nhất của du khách. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp CNTT ứng dụng dịch vụ của ngành Du lịch trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu như: Alibaba, Amazon, booking... Trên thế giới, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet đ quyết định cho các chuyến đi và nội dung hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, trong đó, 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends cho thấy, từ khóa “du lịch” được tìm kiếm tăng 3 lần trong 5 năm gần đây. Thông tin du lịch trong nước được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, nhà hàng, kinh nghiệm du lịch... Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển trong CMCN 4.0. Tựu trung lại, nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, CMCN 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành du lịch. Nó giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mạnh mẽ kỹ năng quản trị, kinh doanh và tăng chất lượng các dịch vụ du lịch, là động lực to lớn đ kích cầu du lịch, đồng thời cũng đẩy một bộ phận nhân viên Văn phòng, lao động giản đơn và những người không thích ứng với công nghệ mới ra khỏi ngành du lịch. Công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với ngành du lịch.
2.3. Đề xuất một số giải pháp giúp du lịch Việt Nam phát triển trướcănhững tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Từ Mạnh Lương - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động nhanh, mạnh, rộng khắp chưa từng có trong lịch sử đến tất cả các ngành, lĩnh vực. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16 năm 2017 Chỉ thị 16/CT-TTg đặt ra yêu cầu: Các ngành, các cấp phải nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng lợi thế, tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam. Trong đó giao cho mỗi bộ, ngành phải xây dựng các sản phẩm chủ lực của mình và du lịch chính là một trong những sản phẩm chủ lực mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch muốn xây dựng. Cụ thể , Bộ đã đặt mục tiêu tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực trên các lĩnh vực gồm du lịch, Thể thao và các ngành công nghiệp Văn hóa, định hướng danh mục sản phẩm chủ lực giai đoạn 2017 – 2020 bao gồm 2 nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm phục vụ du lịch thông minh và nhóm sản phẩm thuộc cácăngành công nghiệp Văn hóa. Ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Du lịch nhận định, du lịch Việt Nam đang phát triểnămạnh mẽ trong thời gian qua, lượng khách quốc tế đến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Bên cạnh những thành tựu trên, ngành du lịch vẫn còn tồn tại một số hạn chế về công tác xúc tiến, quảng bá, quản lý điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch. Do đó cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng theo ông Lê Tuấn Anh, dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành du lịch sẽ chủ yếu do các doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ phát triển dựa trên nhu cầu thực tế với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó có một số sản phẩm Cụ thể cần được chú trọng đầu tư như du lịch dựa trên công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường; hệ thống quản lý điểm đến hỗ trợ hoạt động lữ hành, lưu trú; thẻ du lịch đa năng và phần mềm thuyết minh du lịch tự động... Trước đó, khi bàn về du lịch thời cách mạng công nghiệp 4.0, PGS.TS. Tạ Cao Minh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam lưu ý, du lịch là ngành dịch vụ khép kín từ khi khách tìm kiếm địa chỉ du lịch đến khi khách hoàn tất chuyến đi của mình và trở về nhà. Trong mỗi khâu này cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác động. Do đó, du lịch 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số để có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ DTT cũng cho rằng, với cách mạng công nghiệp 4.0, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần tăng cường sự hiện diện của hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông quảng bá tích hợp toàn ngành và bám sát phản hồi của thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua tích hợp và minh bạch thông tin về điểm đến, lưu trú, lữ hành... Để làm được điều đó, ngành du lịch phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Do đó, khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chiến lược dài hạn, bài bản cho sản phẩm chủ lực của mình thì không chỉ doanh nghiệp mà chính các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải tự thay đổi cho phù hợp. Điều cần thay đổi lớn nhất bắt đầu tư khâu xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam còn cần đến các giải pháp như: Phát triển sản phẩm gắn với không gian du lịch đặc trưng. Phát triển hệ thống sản phẩm chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu; sản phẩm “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và Văn hóa địa phương. Tập trung sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch Văn hóa và du lịch sinh thái; hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; địa phương và đô thị. Quảng bá, tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa Văn hóa, lịch sử, truyền thống điểm tham quan nhất là môi trường mạng. Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ cao. Có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp; chuẩn hóa nhân lực du lịch, chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo. Nâng cao dân trí, đẩy mạnh đào tạo nhất là Văn hóa, nghiệp vụ, hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ. Có thể hiểu rằng, để tiếp cận cách mạng công nghiệp lần 4, du lịch cần nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực cạnh tranh đ đưa ra bộ các kế hoạch chiến lược phù hợp. Trên cơ sở các kế hoạch chiến lược này, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường hệ sinh thái du lịch thông minh. Để thành công, cần bắt đầu từ việc cơ bản nhất – Số hóa dữ liệu. Rõ ràng, du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số. Sự thông minh th hiện ở chỗ phải tính toán được lợi hại của các dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng cho người dân thấy lợi ích của dịch vụ chất lượng cao cũng như thiệt hại của việc làm n “chụp giựt” khiến du khách không muốn quay trở lại, thậm chí có những phát tán về sự yếu kém của du lịch trên không gian mạng. Vì vậy, sử dụng công nghệ số có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư mạnh mẽ và áp dụng công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tin học và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào hệ thống phối chỗ toàn cầu nhằm phục vụ marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch. Cần tăng cường hợp tác để học hỏi kinh nghiệm phát triển trong quá trình hội nhập. Sớm cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn an ninh. Chú trọng đầu tư thích đáng cho quảng bá, marketing điểm đến đ du lịch Việt Nam thực sự có hình ảnh và thương hiệu... Quan tâm phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý cũng như hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch (quản lý nhà nước/quản trị kinh doanh, lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, bán hàng, nước uống và dịch vụ khác); đặc biệt là “quảng bá xúc tiến và kinh doanh du lịch trực tuyến” phù hợp xu hướng và thói quen của du khách trên thế giới.
3. Kết luận
Có thể nói, CMCN 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam để nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Một quốc gia nghèo có thể phát triển nhanh và tạo nên sự “thần kỳ” nhờ vào hai động lực: Hội nhập quốc tế và nắm bắt CMCN 4.0. Việt Nam đang ở vị trí rất thuận lợi để khai thác và phát huy mạnh mẽ hai động lực này. Việc chủ động nắm bắt cơ hội đ CMCN 4.0 trở thành đòn bẩy phát triển, đó là hướng đi đúng của ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./.