Sự phát triển của ngành du lịch thể hiện ngày càng rõ nét ở nhiều nước trên thế giới bởi dòng du khách quốc tế đến viếng thăm ngày càng gia tăng, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo đánh giá của HSBC Expats (2019), Việt Nam trở thành một trong 10 nước được xem là đáng sống nhất thế giới với các điểm đến tham nổi bật. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng nguồn nhân lực du lịch quốc gia "vừa yếu lại vừa thiếu" (theo tạp chí Kinh tế đô thị, 12/07/2018). Việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương là sự cần thiết vì vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân bản địa. Bài viết nhấn mạnh sự cần thiết khi huấn luyện mỗi người dân địa phương trở thành một đại sứ du lịch czho điểm đến và trình bày những cách thức đào tạo phù hợp với đối tượng này.
1. Bối cảnh nghiên cứu
1.1. Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Trong suốt lịch sử 59 năm xây dựng và trưởng thành (1960-2019), Du lịch Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nhịp cầu hữu nghị của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế với bạn bè quốc tế. Nó mang lại nhiều lợi ích quốc gia và ngày càng nhiều hơn trong giai đoạn hiện nay khi các điểm đến đón ngày càng nhiều du khách quốc tế. Năm 2018 Việt Nam đã đón 15.6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19.9% so với năm 2017) và phục vụ 80 triệu khách nội địa (tăng 9.3% so với 2017), tổng thu từ khách du lịch là 620 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Du lịch, 2019). Mục tiêu của Du lịch Việt Nam trong năm 2019 là đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích trước 1 năm so với mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam dần được đánh giá ngày càng cao bởi các bạn bè quốc tế. Theo báo Hà Nội Mới (27/06/2019), bà Jessie Tseng, Chủ nhiệm dự án xúc tiến du lịch MICE của Đài Loan nhận định, Việt Nam luôn là đối tác du lịch giàu tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Và đó cũng là nhận xét của Tổng cục du lịch Singapore và Thái Lan. Du lịch Việt Nam thu hút nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới, đứng đầu là Châu Á, sau là Châu Mỹ và Châu Úc. Theo thống kê của Tổng cục du lịch (07/2019), thị trường châu Á vẫn chiếm thị phần cao nhất với 77,6% tổng số lượng khách (tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2018); khách từ châu Âu chiếm 14,1% (tăng 5,5%); khách Châu Mỹ chiếm 6,1% (tăng 5,2%) và Châu Úc chiếm 2,6% (tăng 0,5%). Nhóm khách có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu là các nước trong khu vực, bao gồm Thái Lan, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với 45,4%, Đài Loan (Trung Quốc) 27%, Indonesia 22%, Hàn Quốc 21%, Phillipines 20%. Thiên nhiên hùng vĩ và đầu tư hạ tầng tương xứng đã giúp ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Đến tháng 6/2019, trên cả nước đã có trên 2230 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa; trên 28.000 cơ sở lưu trú trên 590.000 buồng; trên 23.790 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề... (theo thống kê của Tổng cục Du lịch). Năm 2018 vừa qua ghi dấu sự lớn mạnh vượt bậc của Du lịch Việt Nam với việc được các tổ chức uy tín trên thế giới trao nhiều giải thưởng danh giá: Việt Nam là đi m đến hàng đầu châu Á năm 2018, Việt Nam xếp thứ 3 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2018, vịnh Hạ Long vào top 30 đi m đến không th nào quên trên thế giới, hang Sơn Đoòng là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới... Và gần đây nhất, theo báo cáo của HSBC Expats (2019) Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới (Báo mới, 05/07/2019).
1.2. Điểm tối trong du lịch Việt Nam khiến du khách chỉ đến Việt Nam và không muốn quay lại
Mặc dù số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, năm 2018 Việt Nam đón 15.6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19.9% so với năm 2017) (Tổng cục Du lịch,2019). Báo cáo của Tổng cục Du Lịch cuối năm 2017 cho biết, 80% khách du lịch nước ngoài không quay trở lại Việt Nam. Đây là con số hết sức đáng buồn nếu so với tỷ lệ 82% lượng khách du lịch quay trở lại Thái Lan trên 2 lần và 89% lượng khách du lịch quay trở lại Singapore. Trước đó, năm 2014, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) đưa ra con số lượng khách du lịch quay lại VN chỉ chiếm khoảng 6%. Ngay cả với khách nội địa, chỉ 24% đến th m các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đến lần thứ ba (Báo Thanh Niên, 27/12/2017). Nguyên nhân khiến du khách rất hiếm hoi quay lại Việt Nam xoay quanh nhiều vấn đề. Thứ nhất, liên quan đến vấn đề miễn thị thực, Việt Nam được đánh giá xếp hạng thấp và thấp nhất trong các nước ASEAN. Cụ thể theo xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới, thị thực của Việt Nam xếp thứ 116/136 nước (Báo Dân Trí, 6/6/2019). Ngoài ra, hạn chế các chuyến bay thẳng cũng cản trở mong muốn của du khách đến Việt Nam nhiều lần. Đồng thời, sản phẩm du lịch Việt Nam chưa thực sự đặc sắc và đặc biệt, các trung tâm mua sắm tại các điểm tham quan chưa được tập trung đầu tư để lưu chân hoặc dẫn du khách quay trở. Nguyên nhân sâu sắc nhất khiến du khách có ấn tượng không tốt và không muốn qua lại Việt Nam chính ở thái độ của những người mà các du khách tiếp xúc; từ tài xế taxi, người bán hàng, đến người dân... Khi gõ cụm từ tìm kiếm “never return to Vietnam” (không bao giờ quay trở lại Việt Nam) trên công cụ tìm kiếm Google– chỉ với 0,47 giây, Google trả 165 triệu kết quả cho người dùng (Hình 1, trang 3). Đa phần lý do du khách quốc tế đưa ra chính là “bẫy du lịch” khiến họ chỉ đến Việt Nam một lần trong đời. Bẫy du lịch đây là du khách bị lừa dối về chất lượng dịch vụ hoặc phải chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng với giá cao chênh lệch với giá cho người bản địa (VnExpress, 2018).
1.3. Tình hình nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của ngành. Trong phiên làm việc ngày 14/6/2017 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã nhận định: "Ngành du lịch phát triển nhanh trong những năm gần đây nhưng lại thiếu người làm việc. Theo tạp chí Kinh tế đô thị (2018) khảo sát, hiện tại, cả nước mới có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, hiện nay cả nước có 25.131 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ. Trong đó có 15.463 hướng dẫn viên quốc tế, 9.204 hướng dẫn viên nội địa và 464 hướng dẫn viên tại điểm. Các con số trên đã cho thấy, khi so sánh với số lượng du khách nội địa và quốc tế tại Việt Nam, rõ ràng nhân lực không đủ đ cung cấp cho thị trường lao động của ngành. Theo Tổng cục Du lịch thống kê, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới. Thực tế, mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành. Cũng nói bất cập về đào tạo nguồn nhân lực, ông Phạm Hồng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mường Thanh cũng cho hay: "Thực tế khó khăn chúng tôi vấp phải là những nhân sự mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, còn tồn tại một số yếu điểm như kén chọn, thiếu tính kiên nhẫn, nhiệt huyết nhưng lại không muốn làm những công việc phổ thông, điều này rất khó để phát triển nguồn nhân lực" (Thùy Linh/BNEWS/TTXVN, 2019). Chính những thực trạng này đã đặt ra yêu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương để giải quyết những khó khăn về thiếu người lao động cho những công việc phổ thông hoặc những trường hợp khát nhân lực trầm trọng. Trong phiên chất vấn sáng 6/6/2019, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, "Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp mang tính đa ngành, mang nội hàm Văn hóa sâu sắc. Muốn du lịch phát triển phải cần sự chung sức của toàn xã hội.". Ngoài ra, Nguyễn Tri Nam Khang và cộng sự (2014) đã nhấn mạnh vai trò của người dân trong phát triển bền vững du lịch tại địa phương. Trong hoàn cảnh thiếu thốn trầm trọng người lao động trong ngành du lịch và tình hình hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế bị ảnh hưởng xấu, bài viết không nhấn mạnh nguồn lao động từ các cơ sở đào tạo chính quy mà tập trung vào việc tận dụng nguồn lực ngay tại địa phương. Đề tài không những giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho ngành du lịch mà còn giúp gia tăng trải nghiệm cho du khách và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại điểm du lịch. Cuối cùng, tìm ra những cách thức đ đào tạo phù hợp với đối tượng này.
2. Lý do cần tận dụng nguồn lực địa phƣơng
2.1. Lợi ích cho địa phương
Du lịch tạo ra nguồn thu rất lớn cho điểm đến. Theo thống kê của của Tổng cục du lịch (2019), năm 2018 Việt Nam đã đón 15.6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19.9% so với năm 2017) và phục vụ 80 triệu khách nội địa (tăng 9.3% so với 2017), tổng thu từ khách du lịch là 620 nghìn tỷ đồng. Việc tham gia của người dân địa phương trong quảng bá sản phẩm du lịch địa phương sẽ tạo điểm nhấn và thu hút du khách lưu trú dài hạn, từ đó cũng tạo ra nguồn thu nhiều hơn. Không thể phủ nhận rằng, du lịch mang lại cơ hội để người dân địa phương tạo ra thu nhập và cải thiện cuộc sống. Những năm gần đây, du lịch đã phát triển rất mạnh mẽ, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Và cũng từ đây cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn, vốn chân lấm tay bùn, nay làm du lịch cũng đã thay đổi hẳn. Nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi hình thức lao động từ làm nông sang phục vụ hiếu khách. Cụ thể, tại Phú Quốc, hình thức lưu trú tại nhà dân (homestay) xuất hiện ngày càng nhiều (Báo Du lịch, 25/01/2019). Chính hình thức này, người dân tại địa phương có th sử dụng sẵn nguồn lực mình có lại kiếm được thu nhập cao hơn công việc cũ. Trong bài khảo sát của nhóm tác giả Nguyễn Tri Nam Khang và cộng sự (2014), du lịch cũng đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại Vĩnh Long. Điều này bao gồm việc tạo ra thu nhập và hình thành ý thức bảo vệ môi trường - thiên nhiên tại địa phương. Hoặc trong một mẫu báo Du lịch (25/01/2019), du lịch cũng giúp bảo tồn ngành nghề truyền thống của địa phương, giúp người dân cảm thấy tự hào và sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch.
2.2. Giảm bớt gánh nặng xã hội
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp mang tính đa ngành, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng. Du lịch phát triển giúp các ngành khác cũng lần lượt phát triển theo tại điểm đến như dịch vụ n uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển...Nhờ đó, du lịch đem đến công việc trực tiếp cho hàng ngàn lao động, nhân dân địa phương, từ các dịch vụ lưu trú như cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, resort, khu du lịch, bãi tắm...; hoặc các công việc gián tiếp như chủ cửa hàng mua sắm, chủ quán n, chủ dịch vụ vận chuyển, tài xế... Cũng chính vì vậy, khi nhiều đối tượng có th tham gia ngành du lịch sẽ giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp và đảm bảo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp hoạt động du lịch.
2.3. Tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch tại điểm đến
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, Du lịch là ngành kinh tế mang nội hàm Văn hóa sâu sắc. Hiện nay tại Việt Nam, các chính sách chiến lược, quy hoạch định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước đều hướng đến mục tiêu phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững; phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hóa dân tộc. Cũng trong thời gian qua, "du lịch xanh" đã phát triểnămạnh mẽ và đang được yêu thích bởi nhiều du khách quốc tế (theo Báo Nhân Dân Điện Tử, 23/01/2019). Một số tỉnh Tây Bắc đã có du lịch cộng đồng; Thừa Thiên - Huế chú trọng vào du lịch nhà vườn; Nha Trang tập trung về du lịch biển, đảo; một số tỉnh Nam Bộ "tranh thủ" với mô hình miệt vườn đ làm dịch vụ du lịch. Điểm đặc biệt của loại hình du lịch này là cho phép du khách được tiếp cận với cuộc sống đời thường của người dân bản địa, và tìm hiểu quan cảnh tại địa phương. Tương tự như loại hình du lịch xanh, loại hình du lịch tại cộng đồng (homestay) đã thỏa mãn được những nhu cầu khám phá cuộc sống bản địa, trải nghiệm những hoạt động tại làng quê cùng những món ăn truyền thống Việt Nam. Nhờ vậy, loại hình du lịch này cũng đang phát triển không kém và vẫn còn nhiều tiềm n ng để khai thác tại các địa phương. Thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường AirDNA (2018), tính riêng tại TP. HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, c n hộ lưu trú. Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở. Tới giữa năm 2018, số lượng homestay ở mức trên 20.000. Tại Hà Nội, số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 lên hơn 8.100 năm 2017 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018. Những xu hướng phát triển mới nêu trên có thể giúp mường tượng đôi chút về thị hiếu đối với ngành dịch vụ hiếu khách này. Có khoảng 73% du khách trẻ tuổi sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn cho xu hướng du lịch xanh và vì cộng đồng, so với con số 51% của thế hệ lớn tuổi (CafeBiz, 25/07/2017). Điểm then chốt để phát triển các loại hình du lịch này chính ở việc tận dụng nguồn lực (bao gồm nhân lực) tại địa phương. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Tri Nam Khang và cộng sự (2014) đã nhấn mạnh rằng "những người dân địa phương là linh hồn, là nhân tố quan trọng, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách" vì họ là những hình ảnh sống động góp phần phác họa lên bản sắc Văn hóa địa phương. Vậy nên, điểm đến tham quan sẽ càng hấp dẫn, có thể níu giữ chân du khách lưu trú lâu hơn và quay trở lại nếu có sự tham gia của người dân bản địa vào hoạt động hiếu khách này.
3. Đề xuất phương thức tập huấn phù hợp với nguồn lực địa phương cho phát triển du lịch
3.1. Đối tượng tham gia lớp tập huấn
Để thực hiện mục tiêu "Mỗi người dân địa phương là một đại sứ du lịch cho điểm đến", đối tượng tham gia tập huấn là bất kì ai. Không chỉ nhắm đến những lao động trực tiếp, mà đơn giản chỉ là những người dân địa phương. Việc tập trung đến đại đa số người bản địa bởi vì họ chính là người mà du khách tiếp xúc đầu tiên và họ gắn liền đến hình ảnh đất nước. Từ những nhân viên hãng tàu, hãng hàng không; nhân viên hải quan; tài xế taxi; các gánh hàng rong; hướng dẫn viên du lịch; những người phục vụ tại cơ sở lưu trú hoặc chỉ là những người đi đường. Ngoài ra, những đối tượng này là những người thực sự am hiểu về bản sắc văn hoá địa phương thông qua sự tiếp xúc hằng ngày hoặc qua những câu chuyện về các thông tục được ông cha truyền lại. Nhờ đó, họ sẽ là người tường thuật cách chân thật và đầy tâm tình, khiến du khách không chỉ thoả bởi bởi khối thông tinămà họ nhận được mà còn ở những cảm xúc họ được truyền tải. Đối với đối tượng này, phương pháp tập huấn không th giống với phương pháp đào tạo các sinh viên chính quy bởi sự khác biệt về năng lực hoặc kinh nghiệm mà họ có (Nguyễn Viết Khoa, 2015). Theo TS. Nguyễn Viết Khoa đề nghị (2015), các phương thức tập huấn đối với đối tượng người lớn cần phải lưu ý:
- Yêu cầu trong quá trình học cần có sự kết hợp với các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn phù hợp để gia tăng sự tập trung của người học;
- Phân bổ ít thời gian hơn cho một đơn vị học tập;
- Quan điểm của người học tương đối rõ ràng, vững chắc, nên người huấn luyện ecần cân nhắc trong quá trình trao đổi với học viên;
- Nội dung học không nên chỉ tập trung vào những khái niệm cơ bản và đi vào giải quyết khúc mắc cụ thể cho học viên.
3.2. Nội dung tập huấn
Nội dung tập huấn không chỉ tập trung vào các kiến thức ngành, kỹ năng nghề mà còn ở thái độ đối với du khách. Ngoài ra, những kĩ n ng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề lịch thiệp, xây dựng thái độ niềm nở, th hiện sự chân phương và sự trung thực trong kinh doanh cũng nên được lồng ghép vào các buổi tập huấn.
3.3. Khóa đào tạo ngắn hạn tại địa phương
Hình thức tập huấn đầu tiên cần nhắc đến là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tại địa bàn tổ, phường, xã bởi các nhà chức trách ở địa phương hoặc bởi các Hiệp hội. Một minh chứng thực tế th hiện sự thích hợp và phổ biến của hình thức tập huấn này là Gia đình chị Trần Thị Nhung, thôn Trường An, xã Trường Yên (Hoa Lư). Gia đình chị là một trong những người đầu tiên trong thôn thực hiện dịch vụ du lịch cộng đồng homestay phục vụ du khách. Nhờ tham quan học tập một số mô hình du lịch cộng đồng tại xã Ninh Hải (Hoa Lư) và xã Gia Vân (Gia Viễn), gia đình nắm bắt được thế mạnh của mình tại Khu di tích lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư. Đặc biệt được Hội Phụ nữ huyện và xã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ n ng trong việc ứng xử Văn hóa, văn minh, tạo niềm tin, sự thân thiện cho du khách, gia đình chị đã thực hiện thành công loại hình du lịch này. Hiện, thôn Trường An có hơn 20 gia đình tham gia loại hình này, cho thấy tính hiệu quả của phương thức này.
3.4. Đưa chuyên gia đến đào tạo và định hướng phát triển tại điểm đến
Đây là phương pháp mất thời gian và kinh phí hoạt động nhưng lại có tính hiệu quả rất cao. Dựa vào đặc điểm của người học, có th nói nội dung giảng dạy cho đối tượng này không nên chỉ tập trung vào những khái niệm hay thuật ngữ mà cụ th đi vào giải quyết các vấn đề của họ và hướng dẫn họ trong từng trường hợp cụ thể. Nhờ đó, học viên có thể tiếp nhận cách trân trọng và hiệu quả hơn. Tính hiệu quả của nó đã được thể hiện khi được áp dụng ở các chương trình khuyến nông, được địa phương sử dụng rộng rãi để hỗ trợ người dân canh tác đúng cách và giải quyết các vấn đề cho nhà nông. Một minh chứng khác cũng khá rõ ràng về tính áp dụng của phương thức tập huấn này cho đào tạo du lịch đối với đối tượng người dân địa phương. Theo tường thuật ở Báo Nhân Dân (23/01/2019), nhận thấy hướng phát triển của du lịch của Mộc Châu, Vân Hồ, từ năm 2013, A Chu mới biết đến cái nghề gọi là "nghề làm dịch vụ du lịch". Và nhờ có sự tư vấn, cầm tay chỉ việc của thầy Dương Minh Bình và Công ty CBT Travel, đến năm 2014, anh đã dần hoàn thiện kiến thức của mình về dịch vụ đang trên đà phát triểnămạnh mẽ. Nghĩ lại giai đoạn đầu khởi nghiệp, A Chu gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn của tỉnh cấp còn ít, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chưa có cầu bắc qua con suối lớn hay hệ thống nước thải cho bản và các hộ du lịch chưa hoàn thiện... Nhưng chỉ hai năm sau, homestay của A Chu đã đón 1.300 lượt khách, năm 2017 đón 2.200 lượt, năm 2018 đạt 5.700 lượt khách, đạt 60%/năm. Homestay của A Chu mang lại cho gia đình anh vài tr m triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Cách làm của A Chu đã mở ra một hướng làm nămới cho bà con ở bản Hua Tạt. Đến nay, trong bản Hua Tạt đã có năm gia đình làm du lịch cộng đồng.
3.5. Phương thức khác
Ngoài hai phương thức chính trên, một vài hình thức khác cũng nên được xem xét. Cụ thể, cân nhắc việc lồng ghép các nội dung tập huấn nhỏ vào các buổi họp tổ, xã, huyện... Đồng thời, tuyên truyền các bài học về thái độ hiếu khách thông qua các phương tiện truyền thông tại địa phương như tivi, loa phát thanh, radio, b ng rôn.... Hai phương hình thức trên, mặc dù không truyền tải được nhiều nội dung tập huấn, nhưng khá hiệu quả. Điều này là do tính lặp lại của thông tin khiến người tiếp nhận thông tin ấn tượng, lưu nhớ và có chiều hướng thực hiện (Haugtvedt & Herr & Kardes, 2007).
4. Kết luận
Đứng trước tình trạng đầu ra của các cơ sở đào tạo chưa đủ đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động trong ngành du lịch, việc khai thác các đối tượng lao động khác là cần thiết. Thị hiếu của du khách dần hướng đến th loại du lịch cộng đồng, khiến vai trò của người dân bản địa trở thành linh hồn của sản phẩm du lịch địa phương. Việc sử dụng nguồn lực sẵn có tại các địa phương, kế hoạch hành động để mỗi người dân bản địa là một đại sứ du lịch cho điểm đến mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho điểm đến vì nó nâng cao chất lượng trải nghiệm cho du khách. Ngoài ra, những lợi ích mang tính xã hội cũng là một hệ quả tích cực từ hành động này như cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân tại điểm du lịch, giảm bớt tỉ lệ thấtănghiệp và gánh nặng xã hội. Các doanh nghiệp địa phương giải được cơn khát lao động. Mà quan trọng trên hết, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong mắt các bạn bè quốc tế được trở nên tốt đẹp hơn. Để thực hiện được hành động này, phương pháp tập huấn cũng cần được điều chỉnh phù hợp với năng lực và kinh nghiệm mà họ có. Một vài phương pháp được đề xuất như mở các lớp tập huấn ngắn hạn tại địa phương, cử chuyên gia đến điểm đến tham gia chỉ việc cho người dân, lồng ghép các bài học về văn hoá và thái độ phục vụ hiếu khách cho người dân thông qua các buổi họp tổ, hay tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Bài viết này còn hạn chế về số lượng các phương thức tập huấn được đề xuất. Hướng bài viết trong tương lai nên tập trung khai thác, tìm kiếm thêm những phương thức huấn luyện khác và đi vào kiểm định tính hiệu quả cụ th hơn cho từng trường hợp.